[CMA - P1] A.1. Unit 4: Statement of Owners’ Equity and Notes to FS - Báo cáo vốn chủ sở hữu và Thuyết minh Báo cáo tài chính
* Bản dịch tiếng Việt được thực hiện bởi CMAVN. Team thực hiện: TRẦN ANH, HOÀNG AN, PHAN THỊ YẾN NHI, LÊ BÍCH.
Statement of Changes in Stockholders’ Equity – Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
“Bạn nào muốn nhận Email về các bài viết có thể Subscribe để theo dõi Substack của CMAVN ở đây. Đây là trang free, nhưng khi bạn bấm vào sẽ có mục Pledge, nghĩa là bạn cho biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho trang để đọc. Đây là thiết kế của Substack, không thay đổi được, nên bạn có thể chọn “No pledge” sẽ không tốn phí.”
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu báo cáo biến động từng tài khoản trong mục vốn chủ sở hữu của bảng cân đối kế toán và tổng vốn chủ sở hữu trong năm, đối chiếu số dư đầu kỳ trong mỗi tài khoản với số dư cuối kỳ. Vì tài khoản vốn chủ sở hữu là tài khoản cố định và tiếp tục tích lũy số dư từ năm này sang năm khác nên cần phải có thông tin về nguồn gốc của những thay đổi trong từng tài khoản để báo cáo tài chính có đầy đủ thông tin.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được lập dưới dạng cột, trong đó một cột cho từng tài khoản riêng lẻ và một cột cho tổng vốn chủ sở hữu. Dòng đầu tiên chứa số dư đầu kỳ; các nội dung thay đổi nằm ở các dòng bên dưới, cột ngoài cùng bên trái; và dòng cuối cùng chứa số dư cuối kỳ của mỗi tài khoản. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu phải được lập cho mỗi năm trình bày báo cáo tài chính so sánh. Một báo cáo có thể được chuẩn bị cho tất cả các năm, thể hiện số dư đầu kỳ, hoạt động và số dư cuối kỳ cho mỗi năm. Số dư cuối năm sẽ trở thành số dư đầu năm cho năm tiếp theo.
Sau đây là một ví dụ về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Statement of Changes in Stockholders’ Equity - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Notes to Financial Statements – Thuyết minh Báo cáo tài chính
Lưu ý: Hướng dẫn về cách trình bày thuyết minh báo cáo tài chính có trong ASC 235
Để một khoản mục được ghi nhận trong phần chính của báo cáo tài chính của đơn vị, nó phải đáp ứng định nghĩa về một yếu tố cơ bản, có thể đo lường được một cách chắc chắn, phù hợp và đáng tin cậy theo SFAC 5. Các khoản mục không đáp ứng bốn tiêu chí đó nhưng không thể tách rời với báo cáo tài chính và cần thiết để người sử dụng hiểu được các khoản mục được trình bày trong phần chính của báo cáo tài chính, được trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Các thuyết minh được sử dụng để thêm chi tiết hoặc giải thích các khoản mục được trình bày trong phần chính của báo cáo tài chính.
Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh yêu cầu các thuyết minh báo cáo tài chính trình bày một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty. Các thuyết minh được sử dụng để giải thích các khoản mục được trình bày trong phần chính của báo cáo tài chính và các phương pháp được sử dụng để xác định số tiền được báo cáo. Ví dụ: nếu một công ty ghi nhận một khoản lỗ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do tài sản cố định bị suy giảm thì thuyết minh là một cách để giải thích nguyên nhân tài sản đó bị suy giảm. Các thuyết minh cũng có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết và phân tích về một số tài khoản nhất định được coi là quan trọng, chẳng hạn như phân tích khấu hao được ghi lại trong kỳ. Các nội dung trình bày trong thuyết minh có thể cung cấp thêm thông tin liên quan quan trọng để hiểu đầy đủ báo cáo tài chính.
Accounting Policies – Chính sách kế toán
Thuyết minh đầu tiên là bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng, chẳng hạn như phương pháp khấu hao nào đang được sử dụng hoặc cách định giá hàng tồn kho và giả định chi phí nào đang được sử dụng. Chính sách kế toán là những nguyên tắc mà một công ty sử dụng và cho là phù hợp để trình bày báo cáo tài chính của mình một cách chính xác. Việc công bố chính sách kế toán được sử dụng để xác định và mô tả các nguyên tắc kế toán mà đơn vị báo cáo phải tuân theo và các phương pháp áp dụng các nguyên tắc đó có ảnh hưởng trọng yếu đến việc xác định tình hình tài chính, dòng tiền hoặc kết quả hoạt động của công ty.
Công ty phải trình bày các chính sách kế toán quan trọng được sử dụng trong phần thuyết minh đầu tiên của báo cáo tài chính hoặc trong phần tóm tắt riêng các chính sách kế toán quan trọng trước phần thuyết minh báo cáo tài chính. Việc trình bày thông tin cần bao gồm các đánh giá quan trọng liên quan đến các nguyên tắc và phương pháp liên quan đến bất kỳ vấn đề nào sau đây:
• Một lựa chọn từ các lựa chọn thay thế có thể chấp nhận được
• Bất kỳ nguyên tắc hoặc phương pháp nào dành riêng cho ngành mà công ty hoạt động, ngay cả khi những nguyên tắc và phương pháp đó được áp dụng rộng rãi trong ngành
• Bất kỳ ứng dụng bất thường hoặc sáng tạo nào của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
Các công bố thông tin cụ thể được đề cập trong Bộ Chuẩn mực Kế toán của FASB trong các chủ đề thích hợp. Tuy nhiên, ASC 235-10-50-4 có bao gồm các ví dụ về trình bày chính sách kế toán thường được yêu cầu như sau
• The basis of consolidation used, Cơ sở hợp nhất được sử dụng
• Depreciation method(s) used, Phương pháp khấu hao được sử dụng
• Information on amortization of intangibles, Thông tin khấu hao tài sản vô hình
• Inventory pricing, Định giá hàng tồn kho
• Recognition of revenue from contracts with customers, and - Ghi nhận doanh thu từ hợp đồng với khách hàng, và
• Recognition of revenue from leasing operations. - Ghi nhận doanh thu từ hoạt động cho thuê
Bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng có thể gợi ý cho người dùng biết công ty đang sử dụng các chính sách kế toán hào phóng hay thận trọng. Chính sách kế toán hào phóng là các chính sách dẫn đến thu nhập hiện tại cao hơn, chẳng hạn như thời gian sử dụng ước tính dài hơn bình thường đối với các tài sản có thể khấu hao. Các chính sách kế toán thận trọng dẫn đến thu nhập hiện tại thấp hơn, ví dụ như việc sử dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho LIFO khi giá tăng
**** Limitations of Financial Statements in General – Hạn chế của Báo cáo tài chính nói chung
• Các đo lường được thực hiện bằng tiền nên không bao gồm các khía cạnh chất lượng của một công ty. Chỉ những giao dịch được ghi trong sổ sách kế toán mới được đưa vào báo cáo tài chính
• Thông tin do báo cáo tài chính cung cấp bao gồm ước tính, phân loại, tóm tắt, đánh giá và phân bổ
• Báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh các giao dịch đã phát sinh; do đó, nhiều khía cạnh của chúng dựa trên chi phí lịch sử
• Chỉ các giao dịch liên quan đến đơn vị được báo cáo mới được phản ánh trong báo cáo tài chính của đơn vị đó. Tuy nhiên, giao dịch của các đơn vị khác, chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh, có thể rất quan trọng.
• Báo cáo tài chính dựa trên giả định hoạt động liên tục. Nếu giả định hoạt động liên tục không hợp lệ và doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc thanh lý, thuộc tính thích hợp để đo lường các khoản mục trong báo cáo tài chính là giá trị thanh lý. Nếu một doanh nghiệp được thanh lý thì việc sử dụng giá gốc, giá trị hợp lý, giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc bất kỳ thước đo định giá nào khác cho báo cáo tài chính của hoạt động liên tục là không phù hợp